Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Hai đêm, 20 triệu


Vào giữa tháng 10, báo chí Úc và Anh lại nói thêm về vụ án Securency đã kéo dài 4 năm nay. Tòa án Úc lại triệu tập bà Elizabeth Masamune, nguyên là tham tán thương mại của tòa đại sứ Úc ở Hà Nội, để làm nhân chứng trong việc điều tra vụ án hối lộ cho viên chức nước ngoài để dành được quyền thuê in tiền đồng Việt Nam trên giấy đặc biệt polymer. Một số quan chức Úc đã bị truy tố và kết án sau khi đã có bằng chứng và họ đã nhận tội. Nay tòa án Úc lại muốn điều tra thêm để giải quyết vụ án cho trọn vẹn.

Hồi tháng 9, trước cơ quan điều tra và đại diện tòa án Úc, bà Elizabeth Masamune khai rõ là bà đã làm môi giới giữa công ty Securency và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với người được ủy nhiệm là ông Lương Ngọc Anh mà bà gặp nhiều lần ở Hà Nội và ở Sydney, Úc. Mối quan hệ kéo dài từ năm 1999 đến năm 2002. Một tờ báo lớn ở Úc, The Age, đã có 3 bài về chuyện này.


Bà Masamune kể lại tỷ mỷ rằng lúc đầu bà chỉ biết ông Lương Ngọc Anh là một cán bộ hành chính cao cấp của chính phủ Hà Nội. Cho đến khi bà ngẫu nhiên gặp ông Anh trong bộ quân phục sỹ quan công an, bà mới giật mình là mình đã quan hệ với một viên chức ngành an ninh - tình báo. Nhưng lúc ấy quan hệ qua lại đã khá sâu rồi. Bà cho biết tổng cộng số tiền chuyển cho phía quan chức Việt Nam để hối lộ là 20 triệu đôla Úc (tương đương với khoảng 20 triệu đôla Mỹ). Phía Úc hiểu rằng đó là số tiền hoa hồng, “lại quả” để biếu chẳng những cho các quan chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mà cho cả các quan chức cao nhất trong chính phủ và trong đảng Cộng sản.

Bị chất vấn sâu thêm, bà Masamune tiết lộ về quan hệ tình cảm riêng tư với ông Anh, như ông Anh đã nhiều lần biếu bà những món quà đắt tiền, như nước hoa hảo hạng và cả tivi loại sang, để mong có đi có lại. Bà cũng thú nhận đã có hai lần chăn gối với ông này.

Cho đến nay phía Việt Nam vẫn tảng lờ như không có vụ án này - khi thì làm như đó là chuyện vu vơ không có bằng chứng gì rõ rệt, khi thì Bộ Tư pháp nói lấp lửng là tài liệu phía Úc gửi sang chưa có gì là cụ thể, khi thì đánh lạc hướng là tài liệu gửỉ sang quá nhiều, cần phải có thời gian để dịch cho đầy đủ.

Trong khi báo Úc The Age đã liên tiếp đưa tin ngày càng rõ, càng sâu về vụ án này, thì các báo chính thức trong nước không dám đá động đến nội vụ. Các Bộ Tư pháp, Tài chính, Ngoại giao, Công an không thấy lên tiếng. Nếu không có gì là xác thực, sao không lên án phía Úc đã bịa đặt, sao không tố cáo bà Masamune đã dựng đứng câu chuyện trên, do bị bọn phản động chống cộng ở nước ngoài giật dây nhằm vu cáo phía Việt Nam? Cả ông Lương Ngọc Anh cũng không thấy lên tiếng phủ nhận chuyện này.

Bộ Chính trị vừa thực hiện một cuộc đấu tranh phê bình và tự phê bình quyết liệt, nghiêm túc chưa từng có, không qua loa nể nang, không chừa một ai, vậy các vị có nói đến vụ án Securency, đến trách nhiệm của Thủ tướng Ba Dũng, từng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, của ông Nguyễn Sinh Hùng, từng là Bộ trưởng Tài chính, của ông Lê Đức Thúy cũng từng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khi vụ án Securency này xảy ra hay không? Hay vẫn cứ im lặng, tảng lờ như không có chuyện gì hết.

Và đến bao giờ viên Đại tá an ninh Lương Ngọc Anh mới khai rõ trước cơ quan điều tra là có hay không 2 lần quan hệ xác thịt với một nữ công dân Úc, có hay không 20 triệu đôla Úc và số tiền ấy đã phân phối cho những ai? Suốt 4 năm nay, viên đại tá này lặn mất tiêu, coi như không tồn tại trên thế gian này, trong khi hình ảnh anh đã nhiều lần xuất hiện trên báo chí thế giới.

Xin nhớ bộ Luật phòng chống tham nhũng đã có đầy đủ những điều khoản để vận dụng. Điều 71 có ghi rõ khi tham nhũng có dấu hiệu liên quan với nước ngoài, các cơ quan hữu quan của VN phải khẩn trương vào cuộc để phối hợp điều tra và xử lý. Và khi vụ án kết thúc, các bị cáo phạm tội phải hoàn lại số tiền đã tham ô, số tiền thu hồi phải trả lại cho phía đã bị mất, kể cả khi đó là người nước ngoài.

Luật cũng quy định rõ kẻ tham nhũng lên đến trên 1 tỷ đồng VN (tương đương với 50.000 đôla Mỹ) - bằng thu nhập 100 năm của một người lao động - thì có thể bị tử hình. Số tiền 20 tỷ đôla là gấp 400 lần số tiền trên, nghĩa là có thể phải mất 400 cái đầu, nếu như luật thật sự nghiêm minh.

Vậy mà cả một bộ máy cầm quyền cứ câm như hến, cứ tỉnh bơ như không có gì xảy ra.

Trong kỳ họp hơn một tháng của Quốc hội vừa khai mạc sáng 22/10, có ông bà nghị nào dám đặt câu hỏi về vụ án Securency và về nhân vật Lương Ngọc Anh hiện đang ở nơi nao, để trả lời cho nhân dân, cho công luận nước Úc hay không? Nếu không thì làm sao có thể chứng tỏ rằng nhà nước này đang thực thi chế độ pháp quyền minh bạch như lời hứa đang còn sốt dẻo của Bộ Chính trị khi kết thúc Hội nghị Trung ương 6 vừa qua?




TIN THÊM VỀ CHIẾN CÔNG CỦA ĐẠI TÁ ĐIỆP VIÊN KHÔNG KHÔNG THẤY


Đại diện Thương Mại Úc thú nhận lên giường 2 lần với Lương Ngọc Anh

Vụ hối lộ thầu in tiền cho Việt Nam 

MELBOURNE, Aus. 25-9 (NV) .- Nữ Đại diện Thương mại Úc, bà Elizabeth Masamune, thú nhận tại tòa án là bà từng lên giường hai lần với Lương Ngọc Anh, Tổng giám đốc Công ty Phát Triển Công Nghệ (AFTD) và là người môi giới để công ty Úc trúng mối thầu in tiền giấy nhựa polymer cho Ngân Hàng Nhà Nước CSVN.

Điều tai tiếng quan hệ tình dục giữa bà Masamune và đại tá tình báo Công an CSVN Lương Ngọc Anh từng bị báo chí Úc khui ra trước đây nhưng bà vẫn giữ yên lặng. Cho đến khi phải ra trả lời ở tòa án trong tư cách nhân chứng của vụ truy tố 8 viên chức thuộc 2 công ty Securency và Note Printing Australia bị cáo buộc hối lộ quan chức ngoại quốc để tranh mối thầu in tiền, người ta mới được nghe tiếng nói của bà.


Bà Elizabeth Masamune từng là Đại diện Thương Mại Úc tại Hà Nội khai với tòa án là đã hai lần
lên giường với đại tá tình báo công an Lương Ngọc Anh. (Hình: Sydney Morning Herald)


“Cuối bữa tiệc, ông ta hỏi tôi có đi lên phòng trên lầu khách sạn với ông ta không.” Cựu Đại diện Thương Mại Úc tại Hà Nội viết trong bản khai với cảnh sát được nộp ở tòa hôm Thứ Hai 24/9/2012. “Do sự thôi thúc bất ngờ, tôi đã đồng ý”.

Trong bản tường thuật phiên tòa hôm Thứ Hai của báo Sydney Morning Herald, bà cho biết trong bản lời khai rằng bà đã có hai lần “riêng biệt” về hành động tình dục với đại tá tình báo Lương Ngọc Anh (two ''isolated'' sexual interactions with spy Colonel Anh Ngoc Luong), người đã giúp chiếm được hợp đồng in tiền mà cảnh sát cáo buộc số tiền công ty thầu Securency phải hối lộ lên đến $20 triệu Úc kim.
Báo chí Úc từng cho rằng Lương Ngọc Anh chỉ là người đứng bình phong nhận số tiền đó làm nhiều lần , bỏ vào một số trương mục khác nhau ở Thụy Sĩ và một số nước khác, trước khi chuyển tới những người thụ hưởng ở Ngân Hàng Nhà Nước và cấp cao hơn...

Securency là công ty bán công, một nửa do Ngân Hàng Trung Ương Úc (RBA) làm chủ và một nửa kia do một công ty Anh quốc làm chủ. Tất cả các viên chức cầm đầu Securency đều là công chức do RBA cử tới điều hành.

Những lần “lên giường” đó bà Masamune đã không khai cho cảnh sát khi bị thẩm vấn lúc ban đầu. Chúng đã diễn ra sau khi bà tin rằng “Dự án đã an toàn (ký hợp đồng) và vai trò của tôi không còn cần thiết nữa.”. Bà nói trong tờ khai với cảnh sát là bà “gặp rắc rối trong đời sống hôn nhân và thích Anh”.

Bà kể rằng vào Tháng Tư hay Tháng Năm 2002, lúc đó có bữa tiệc mừng Ngân Hàng Nhà Nước CSVN quyết định mua kỹ thuật in tiền giấy nhựa của Securency và Lương Ngọc Anh đã đề nghị với bà lần đầu.

“Lúc đó là sự hân hoan lớn. Cuối bữa tiệc, mà tôi đã thấy Anh uống nhiều rượu, tôi tin anh ta đã làm cái gì tương tự như bỏ tay lên đầu gối tôi ở dưới gầm bàn. Tôi nhớ lại là lúc đó tôi hơi bị sốc vì tôi chưa từng nghĩ có thể anh ta lại có cảm tình cá nhân đối với tôi.”

Khoảng một tháng sau đó, bà kể, ông ta mời bà đi ăn và lại gạ nữa.

“Phụ nữ Việt Nam nổi tiếng là ghen tuông và Anh có vẻ như tôi thấy hơi sợ vợ.” Bà Masmune kể.

Bà nói bà không thấy có tình cảm lãng mạn hay có sự “cam kết trung thành đặc biệt” nào đối với Anh và ông ta “cứ tiếp tục đi tới nếu không thấy gì xảy đến”.

Tòa án được cho xem một điện thư mấy tháng sau đó, khoảng Tháng Bảy 2002, trong đó bà Masamune viết cho các cấp chỉ huy của Securency thuật lại rằng Anh tức giận mà theo lời bà, “bà tin rằng nếu Securency không giảm giá bỏ thầu xuống thì sẽ không có hợp đồng”.
Bà Elizabeth Masamune từng là Đại diện Thương Mại Úc tại Hà Nội khai với tòa án là đã hai lần lên giường với đại tá tình báo công an Lương Ngọc Anh. (Hình: Sydney Morning Herald)

Theo bà kể, lần hẹn hò sau xảy ra vào năm 2006 sau khi bà đã rời Việt Nam.

Bà viết trong tờ khai là bà “rất hãnh diện về công việc đã làm. Tôi cố gắng duy trì sự trung thực…từ trước đến sau và tôi không muốn làm thiệt hại lợi ích của khách hàng.”

“Tôi hiểu rằng các cáo buộc đã được đưa ra và đây là một phiên xử mà, bất kể những gì thiệt hại đáng kể cho cá nhân tôi, tôi tình nguyện khai những chi tiết này.” Bà cho biết trong bản khai thứ nhì với cảnh sát và đó là bản lời khai duy nhất của bà đem trình tại tòa án tại Melbourne hôm Thứ Hai.

Bà cho hay tội tham nhũng bị án tử hình ở Việt Nam và bà tin rằng có ít tham nhũng ở đó. Bà cũng tin rằng “Securency do RBA làm chủ một phần …không nên tham gia vào hay tính tới chuyện dính líu đến các hành động tham nhũng”.

Theo NGƯỜI VIỆT


CHIẾN CÔNG CỦA ĐẠI TÁ ĐIỆP VIÊN KHÔNG KHÔNG THẤY


Hề hề, đọc báo đài nước ngoài và đọc bài dịch lại trên Ba Sàm thấy rằng cái vụ Si cơ ren xi in tiền pô ly me thế mà xôm tụ.
Mới nhìn qua sự việc, thấy rằng nhà nước ta đào tạo ra cái anh chàng điệp viên Không Không Thấy nầy ngon thiệt. Cao ráo, đẹp mã, tài cao, chức lớn đến đại tá tình báo, do vậy anh ta thực hiện một phi vụ không đẹp không ăn tiền, chưa hề có trong giáo án ngành tình báo, có thể viết thành sách để cạnh tranh với CaCa binh pháp của Đỗ Ca Ca.

Nầy nhé, đại tá điệp viên không không thấy của ta vừa lừa được tình của một nữ công chức uy tín và mẫn cán của bộ ngoại giao Úc  lại lừa được cả tiền của cô ả nữa mới tuyệt cú mèo chứ. Số tiền đâu có ít đâu các bạn, những 20 triệu đô la! Đây quả là phi vụ thế kỷ. Còn chờ gì nữa,  ngành tình báo VN không tặng huân chương chiến công cho chàng điệp viên hào hoa nầy?
Trong lúc chờ nhà nước tuyên dương chiến công cho chàng, tôi thấy cần phải nhanh tay viết ngay chiến công ấy thành sách chứ để chậm một chút Đỗ Ca Ca dành mất.
Viết chiến công ấy như thế nào đây?
À chàng đã dùng cái mã đẹp trai hào hoa của mình để chinh phục được trái tim và body quý phu nhân xinh đẹp cương vị cao của Úc quốc. Đoạn nầy phải tả thật kỹ nhan sắc của quý phu nhân nầy để tô điểm và lãng mạn hóa chiến công của chàng. Đây rồi có ảnh chân dung của nàng đăng trên các báo. Ủa sao mà nàng nhiều tuổi vậy, gái Tây mà nhiều tuổi thì ...Đúng là nhìn kỹ, nàng  chẳng có chút nhan sắc gì. Nhưng như thế thì nàng mới mê mệt phi công trẻ để mà dốc hết tiền ra dâng cho chàng chứ, dâng đến 20 triệu đô, wòa! Thế thì lơ bớt đi phần nhan sắc của nàng, tập trung vào, làm sáng lên cái vụ mang số tiền lớn về cho tổ quốc.
Phải làm rõ đến từng chi tiết, chàng điệp viên của ta thủ thỉ thế nào, dụ dỗ ngon ngọt ra sao, từng bước đưa người ...hơi đẹp vào bẫy như thế nào để lấy tiền.

Sau một trận tình như cuồng phong làm nàng mệt lã, chàng hổn hển nói: 
-My honey, có phi vụ nầy hay lắm. Ngân Hàng Nhà Nước anh đang cần in một đống tiền mà chưa tìm ra được đối tác. Em xem nước em có đối tác nào in tiền được, vì tình yêu cao cả, em quên đi tổ quốc, tiết lộ bí mật quốc gia cho anh đi.
Nàng thầm thì qua hơi thở đứt đoạn:
- Vì tình yêu của anh , em sẵn sàng đặt tổ quốc xuống dưới mông, em tiết lộ ngay bí mật cho anh biết, có thắng Si cờ ren xi in tiền polyme số 1 thế giới.
Chàng mừng quýnh lên nhưng ngoài mặt vẫn làm bộ ơ hờ: 
- Ừ cũng được, anh sẽ nói xếp ngân hàng nước anh qua xin được ký hợp đồng với nó.
Nàng muốn nhảy đựng lên vì mừng nhưng cũng cố kiềm nén: 
- Anh thu xếp được vụ nầy, em sẽ nói nó biếu anh và các xếp 20 triệu đô.
Chàng: 
- Tiền ở đâu ra mà nhiều vậy em? Làm thế nghèo đi công ty ấy mất, anh không đành lấy đâu.
Nàng: 
- Không phải tiền của Si Cờ Ren Xi đâu mà anh lo, honey!
Chàng: 
- Thế tiền của ai?
Nàng: 
- Tiền ấy tính vào chi phí in ấn nâng thêm lên, nghĩa là tiền của ngân hàng nước anh đấy.
Chàng: 
- Cũng tiền của nước anh sao? Thế thì được, ngân hàng nhà nước anh thì khối chi tiền. Mà cũng không phải của ngân hàng đâu, của dân anh đóng thuế đấy. Dân anh ngu lắm, đóng xong, nhà nước tiêu bao nhiêu và tiêu thế nào cũng được, không hề thắc mắc.Tiền này thì anh cầm được.

Viết đến đây thì cái đầu ngu của tôi mới hiểu ra. Kẻ địch có mất cái gì đâu, chỉ tốn có một nhúm lông của mụ nái xề mà mang về cho đất nước hợp đồng hời, lên hàng trăm triệu đô la. Hu hu hu!
Đúng là điệp viên Không Không Thấy. Thôi đi cha, 20 triệu đô là tiền thuế của dân. Cha ăn bao nhiêu, chia lên cho các xếp nào, mỗi xếp bao nhiêu? Khai ra lẹ giùm.

BÀI LIÊN QUAN:    Ca Ca Binh Pháp


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét