Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Bàn về cách giải quyết nợ xấu của chính phủ Việt Nam [*]


Giang Lê

1. Tôi vừa đi nghỉ về có nhiều việc phải catch up nên các email và yêu cầu của các bạn tôi sẽ trả lời dần trong vài ngày tới.
2. Bác Nguyễn Vạn Phú viết bài "Phải cúi đầu xin lỗi các em", tôi nghĩ sau khi xin lỗi phải đem ông Nguyễn Trọng Tài và những người liên quan ra xử công khai trước dân, nhà nước phải bồi thường thiệt hại cho những học sinh bị lấy máu ép buộc. Xin lỗi chưa đủ.
3. Báo chí (và nhiều người dân) có vẻ hồ hởi về việc ông Nguyễn Bá Thanh được đưa lên làm trưởng ban Nội chính Trung ương. Tôi không biết nhiều về ông Thanh nhưng khi ông tuyên bố sẽ "hốt liền..." tôi cho rằng ông này đã vượt quá quyền hạn của mình. Ban Nội chính là một ban của Đảng, không có quyền bắt ai kể cả đảng viên của mình. Việc bắt bớ những kẻ phạm tội là thẩm quyền của Viện Kiểm sát và công an. Một người thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc không care về pháp luật như vậy dù có giỏi và trong sạch cũng có thể gây tác hại rất lớn.
4. Trong khi đó thủ tướng mà chỉ dám "...đề nghị làm ngân hàng là phải nghiêm túc..." hay "...trăm sự nhờ ngân hàng...", khác hẳn với ông Thanh mới lên đủ thấy interest group của các ông chủ ngân hàng mạnh đến cỡ nào.
5. Trong khi tờ Tuổi trẻ ngày càng nhạt, Thanh niên vẫn có những bài khá sòng phẳng nhưbài này. Mấy hôm trước cũng chỉ có tờ Thanh niên dám viết thẳng thừng về liệt sĩ Lê Đình Chinh hi sinh chống lại quân TQ xâm lược.
6. Chính phủ đã có nghị quyết về việc thành lập công ty mua bán nợ xấu (AMC) và NHNN sẽ lập dự thảo trình chính phủ duyệt trong tháng này. Quan điểm của tôi về vấn đề nợ xấu đã được viết trong những entry trước đây. Tuy nhiên nếu chính phủ kiên quyết thành lập AMC và mua lại hoặc hoán đổi nợ xấu của các ngân hàng để giúp họ làm trong sạch bảng cân đối kế toán (balance sheets), hậu quả sẽ như thế nào?
Trong ngắn hạn chính sách này tương đương như một gói kích thích tài chính (fiscal stimulus) nhưng rất chọn lọc (selective), tức là bơm tiền trực tiếp cho ngân hàng (và cho giới bất động sản). Mặc dù thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố sẽ không dùng tiền ngân sách, tiền rót vào AMC từ NHNN sẽ không khác gì chính phủ phát hành bond để tài trợ cho AMC rồi NHNN mua lại số bond đó (monetizing public debts). Điểm khác biệt duy nhất là nợ công (public debt) không tăng vì đây là giao dịch ngoài ngân sách (off budget transaction), AMC là một cách để chính phủ "qua mặt" IMF và các nhà tài trợ trong vấn đề thâm hụt ngân sách (budget deficit) và giới hạn nợ công (public debt limit).
Với bất kỳ gói kích thích tài chính (fiscal stimulus) nào, tăng trưởng sẽ được cải thiện nhưng tác động đó sẽ phụ thuộc vào output gap hiện tại. Nếu khoảng cách sản lượng (output gap = potential - actual) còn lớn thì kinh tế sẽ tăng trưởng mạnh trong khi lạm pháp không tăng quá nhiều. Ngược lại lạm phát có thể quay trở lại rất nhanh kéo theo sức ép tăng lãi suất và VND mất giá. Cá nhân tôi cho rằng output gap của VN không còn lớn, nhất là sau 2 năm thắt chặt tiền tệ vừa rồi đã làm giảm khả năng cung cấp (supply capacity) của nền kinh tế (công ty phá sản, thu hẹp sản xuất, sa thải nhân viên...). Đây là giai đoạn deleveraging cần thiết cho nền kinh tế sau một thời gian tăng trưởng tín dụng quá mạnh, sự tăng trưởng tín dụng (credit growth) trong năm 2012 giảm mạnh đáng ra phải được chào đón chứ không nên cố tìm cách đảo ngược.
Nếu tăng trưởng tín dụng được đẩy cao trong năm 2013 và kinh tế phục hồi, không kể do yếu tố bên ngoài (external factor) như xuất khẩu tăng tăng do kinh tế thế giới phục hồi, tôi lo ngại cho 2-3 năm tiếp theo vì các chủ đầu tư (BĐS, doanh nghiệp có leverage cao) sau khi được giải cứu (bail out) sẽ tháo chạy khỏi những thị trường này. Năm 2013 sẽ có thể chỉ là "dead cat bounce", thuật ngữ chỉ một giai đoạn phục hồi ngắn hạn trước khi suy sụp hoàn toàn. Một mối lo nữa là sau khi các nhà đầu tư/đầu cơ nội ngoại thoái vốn được khỏi các khoản đầu tư đang bị đóng băng, họ sẽ rút chạy ra nước ngoài kéo theo sức ép lên tỷ giá. Việt Nam đang mất dần lợi thế cạnh tranh dòng vốn quốc tế vì những nguy cơ chính trị và địa chính trị (political và geopolitical risks). Trong trung hạn tôi khá bi quan về tình hình kinh tế, đặc biệt nếu kinh tế thế giới không phục hồi mạnh trong năm 2013.
7. Bản dự thảo hiến pháp sửa đổi vừa bỏ đoạn qui định "kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo", một sửa đổi rất đúng và đáng hoan nghênh. Đây có thể nói là thành công của những nhà kinh tế, trí thức trong nước đang phải "chiến đấu" với những tư tưởng cộng sản giáo điều, lạc hậu. Tôi sẽ viết thêm về vấn đề này trong mấy ngày tới.
___________________
[*] Tựa đề do Ban Biên Tập Dân Luận đặt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét