Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Xã hội tư bản dẫy chết đầy "bọn" "ăn mày"

Spacedrum by Yuki Koshimoto @ Singapore

Một cảnh "ăn xin" tại Singapore




Những kiểu cách 'ăn xin' tràn đầy đường phố châu Âu và Bắc Mỹ

Đến các nước châu Âu, không khó để bắt gặp cảnh người chơi đàn trên đường phố để kiếm tiền một cách lịch sự, có văn hóa mà không gây khó chịu cho du khách.

“Ăn xin” kiểu Tây 15

Với một cái âu bằng đồng để trước mặt, họ thường chọn những chốn đông người, thổi sáo, chơi đàn hay hóa trang thành những kỵ binh La Mã thời chiến để kiếm tiền. Người đi qua vội vã bỏ vào âu vài đồng tiền xu hoặc vài euro. Nếu thích, bạn có thể dừng lại thưởng thức mà không cần bỏ tiền. Họ vẫn chào cười vui vẻ. 
Dưới đường điện ngầm metro của Paris (Pháp), khách đi đường bất ngờ nghe bản nhạc đồng quê vang dội ngay lối đi lên cung điện Louvre. Họ là một trong những ban nhạc chơi nhạc chuyên nghiệp, chuyên hát rong kiếm tiền không chỉ tại nước Pháp, đi qua nhiều nước trên thế giới. 
So với những cá nhân biểu diễn lẻ loi trên lối dẫn vào metro tôi từng gặp, màn trình diễn của họ thật ấn tượng và gây nhiều sự chú ý cho khách đi đường. Không chỉ biểu diễn kiếm tiền tại chỗ, họ còn tranh thủ giới thiệu bán những CD nhạc của mình cho du khách.
 
“Ăn xin” kiểu Tây 1“Ăn xin” kiểu Tây 2
Biểu diễn dưới đường điện ngầm metro của Paris (Pháp)

Ngay lối đi xuống ga tàu điện ngầm Exelment, dưới đại lộ Exelment, quận 16 của thủ đô Paris, có một người đàn ông trạc 50 tuổi, bao năm qua miệt mài với cây phong cầm, du dương những bản nhạc từ thập niên 70. 
Cái âu để trên bục gỗ trước mặt, ông mỉm cười gật đầu cảm ơn mỗi khi có ai đi qua bỏ vào đó đồng xu nghe leng keng vui tai. Người đi qua không bỏ tiền, ông cũng gật đầu chào một cách thân thiện. 
“Ăn xin” kiểu Tây 3“Ăn xin” kiểu Tây 4
Cách đây 6 năm, đi ngang đoạn này, tôi cũng thấy ông ngồi đó chơi nhạc

Tại thủ đô Bruxelle (Bỉ), trên góc đường dẫn vào lâu đài cổ dát vàng của thành phố Bruxelle, một nhạc công đứng chơi phong cầm say sưa. Phía trước ông không có cái âu để bỏ tiền, nhưng có một chiếc vali vải có bánh xe kéo, nhìn xa trông như chiếc xe đẩy của em bé. 
Bạn tôi là một nhà khoa học Việt kiều Bỉ, hướng dẫn tôi tham quan thành phố Bruxelle kể, nhạc công này thích chơi nhạc vì chuyện buồn gia đình hơn là vì miếng cơm manh áo. Nghe đâu ông mất đứa con nhỏ duy nhất. 
“Ăn xin” kiểu Tây 5
 Một nhạc công đứng chơi phong cầm say sưa

 Rời Bruxelle, tôi sang Amsterdam (thủ đô Hà Lan). Đêm tháng 2 trời còn rét buốt, trên hè phố có một chàng trai trẻ đang say sưa còng lưng thổi sáo, bên cạnh có hai chú chó nằm yên bình thản. Một đôi trai gái kia lỉnh kỉnh những đàn và ống thổi, ngồi biểu diễn và quăng giỏ xách đã cũ để người qua lại ném tiền vào. 
“Ăn xin” kiểu Tây 7



 
“Ăn xin” kiểu Tây 6
Chàng trai trẻ đang say sưa còng lưng thổi sáo“Ăn xin” kiểu Tây 8
Một đôi trai gái kia lỉnh kỉnh những đàn và ống thổi, quăng vội giỏ xách đã cũ để người qua lại ném tiền vào
 
Không chơi nhạc, tại một số nước châu Âu, có cách “xin” tiền khác nữa là hóa trang khá thú vị. Gần vào trung tâm thủ đô Bruxelle (Bỉ), người đi càng lúc càng tấp nập. Một dãy phố bán hàng lưu niệm, xen giữa là những cửa hàng bán chocolate lâu đời. 
Trên lối đi, có hai đàn ông giả trang thành danh họa Van Goghđể du khách “thuê” chụp hình. Nhiều đứa trẻ được “danh họa” bề trên tay để chụp hình, còn ba mẹ của chúng thì… bỏ tiền vào âu bên cạnh. 

“Ăn xin” kiểu Tây 9
“Ăn xin” kiểu Tây 10
Cũng trên đất kinh đô ánh sáng Paris, dọc lối dẫn vào phòng bán vé tham quan tháp Eiffel, du khách dễ dàng gặp những “tượng” người với những trang phục lạ, mục đích gây tò mò, phía trước có chiếc âu để du khách bỏ tiền vào. 
Theo những người bạn ở Paris, họ có là những người thất nghiệp, chọn cách kiếm tiền “không phiền hà ai” như vậy. Và những “tượng” người đứng xin tiền ở đây thay đổi thường xuyên khi họ kiếm được việc làm. 

“Ăn xin” kiểu Tây 11
“Ăn xin” kiểu Tây 12

Tại Hà Lan, ngay thủ đô Amsterdam, số thanh niên thất nghiệp có vẻ nhiều hơn và cách hóa trang cũng phong phú hơn, kể cả làm… thần chết. Đứng ngay trước quãng trường Dam là một vị “thần chết” lạnh lẽo nhưng vô cùng đắt khách xin chụp hình và bỏ tiền vào cái âu đựng tiền trước mặt.
“Ăn xin” kiểu Tây 13
Quảng trường Dam hôm đó có ít nhất 4 người kiếm tiền bằng hình thức hóa trang này. Sau “thần chết” là những kỵ binh thời cổ bộ giáp uy nghi. Có chàng kỵ binh “sành điệu” khi sắm cái âu đựng tiền cũng như chiếc bát cổ hoa văn cùng màu với bộ giáp.
“Ăn xin” kiểu Tây 14“Ăn xin” kiểu Tây 16
“Ăn xin” kiểu Tây 17
i

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét